Pair of Vintage Old School Fru

Thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì

Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người bệnh bởi những triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh gây ra. Khi mắc bệnh người bệnh sẽ thường xuyên chịu những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng lên khi cúi, ho, hắt hơi,…Ngoài đau, người bệnh còn có cảm giác tê cứng, kim châm ở vùng đau. Các cơn đau thường kéo dài 1 – 2 tuần rồi hết, về sau sẽ kéo dài nếu không điều trị.

Triệu chứng

Triệu chứng đau nhức: Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gây ra những cơn đau ở cột sống và do các bao thoát vị chèn ép vào các rễ thần kinh. Những cơn đau thường tái phát nhiều lần, lúc thì đau âm ỉ nhưng có lúc lại đau dữ dội và tăng mạnh khi người bệnh đi lại, ho, hắt hơi hay rung người,… khiến người bệnh rất khổ sở.

Đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Triệu chứng dấu hiệu cơn đau bắt đầu từ thắt lưng, sau đó đau lan xuống mông, đùi, đến cẳng chân và gót chân.

Đối với thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Triệu chứng dấu hiệu các cơn đau bắt đầu từ vùng cổ – gáy, sau đó lan ra hai bên vai, kéo xuống 2 cánh tay và bàn tay.

thoat vi dia dem

Biểu hiện teo cơ, liệt: Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu đã phát triển đến giai đoạn nặng sẽ khiến người bệnh bị teo nhỏ tay chân, đi lại rất khó khăn, thậm chí là bại liệt do các rễ thần kinh bị chèn ép quá mức.

Rối loạn dây thần kinh thực vật, rối loạn vận động: Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh thường có những triệu chứng biểu hiện rối loạn vận động như cơ tay cơ chân bị yếu, giảm lực, bị liệt chân - tay, bí tiểu, rối loạn cảm giác vùng hậu môn. Các triệu chứng biểu hiện của rối loạn dây thần kinh thực vật di thoát vị đĩa đệm là đau buốt và rát tại vị trí thoát vị, rối loạn cảm giác cơ thể,…

Cảm giác tê bì: Có triệu chứng biểu hiện tê bì tại các vị trí bị đau như gót chân, mặt ngoài bàn chân, mu bàn chân, mặt ngoài bắp chân, mặt trước đùi, trước xương chày, tê bì và mất cảm giác từng vùng ở cổ tay, bàn tay hoặc cả cánh tay, lực tay bị giảm,… do rễ thần kinh bị chèn ép. Triệu chứng dấu hiệu tê bì do thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện thường xuyên hoặc ít hơn tùy vào tình trạng bệnh cụ thể.

Các triệu chứng dấu hiệu khác: Cột sống của người bệnh có thể bị vẹo hay lệch; gặp hạn chế trong các vận động ở cột sống như xoay cổ, gập người, duỗi người, đi lại khó khăn, rối loạn đại -tiểu tiện, suy giảm chức năng sinh dục;  đau đầu, chóng mặt, ù tai và mất ngủ...

Chữa thoát vị đĩa đệm không cần thuốc

Bài thuốc từ ngải cứu

Ngải cứu là cây thuộc họ cúc, thường mọc hoang và được trồng hầu như trên khắp cả nước. Ngải cứu tươi có thể dùng để chế biến thành các món ăn, phơi khô làm thuốc. Hiện nay, ngải cứu được khá nhiều ngườidùng làm vị thuốc để chữa thoát vị đĩa đệm như:

Sử dụng lá ngải cứu với mật ong: Dùng 300g lá ngải cứu rửa sạch giã nát chắt lấy phần nước, n sau đó cho 2 thìa mật ong vào để uống.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và giấm: Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh thường cảm thấy đau đớn mỗi khi vận động xong nhất là vào buổi tối. Để giảm đau và giúp các vùng bị đau thoải mái hơn thường lấy 100g lá ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi trộn với một ít giấm nóng, bọc hỗn hợp vào khăn vải mỏng rồi chườm, xoa lên vùng bị thoát 15 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu rang muối: Một số người bệnh thường rang lá ngải cứu với muối hột và dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Cách làm này giúp người bệnh giảm đau, cảm thấy dễ chịu tại vùng bị thoát vị hoạt đông và khi vận động sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu và rượu trắng: Bài thuốc này gồm 100g lá ngải cứu rửa sạch, cùng 2 chén rượu trắng xào nóng đem đắp lên vùng bị thoát vị và buộc lại bằng vải đến khi hết hơi ấm thì tháo ra.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Yoga

Để việc hỗ trợ điều trị và chữa thoát vị đĩa đệm bằng Yoga đạt hiệu quả cao, bạn có thể thực hiện một số bài tập đơn giản sau đây:

Tư thế chào mặt trời – Surya Namaskar

Bài tập Yoga chữa thoát vị đĩa đệm này có tất cả 12 động tác. Bạn nên luyện tập 1 cách chính xác để tăng sức mạnh của cột sống cổ giúp nó trở nên linh hoạt hơn. Bài tập này phù hợp cho những người mắc phải các cơn đau vùng cổ, vùng vai gáy.

Yoga mat troi chua thoat vi dia dem

Yoga tư thế con cá – Matsyasana

Bài tập này có tác dụng tăng cường sức mạnh và làm tăng tính linh hoạt toàn bộ vùng xương cột sống, giúp tinh thần bạn được thoải mái hơn, giải tỏa những căng thẳng khi ngồi làm việc bên máy tính nhiều giờ.

Bài tập yoga hình cây cầu

Đây là bài tập chữa thoát vị đĩa đệm bằng yoga đơn giản nên bất cứ người nào cũng có thể tập được, kể cả với những người không bị thoát vị đĩa đệm. Bài tập này có tác dụng tăng khả năng đàn hồi của cột sống, chỉnh sửa các chấn thương từ sâu bên trong đĩa đệm, tác động hiệu quả đến vùng cổ và lưng.

Yoga mat troi chua thoat vi dia dem 2

Bạn thực hiện bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm hình cây cầu theo các bước: Đầu tiên bạn nằm ngửa, đẩy mông lên cao, chống khuỷu tay song song với thân người, 2 bàn tay đệm vào phần hông lấy lực nâng người lên tạo thành tư thế giống như hình cây cầu. Giữ nguyên tư thế này trong 15-30 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện liên tục khoảng 10 - 15 lần.

Tư thế “rắn hổ mang”

Bài tập điều trị và chữa thoát vị đĩa đệm bằng yoga này này sẽ tác động sâu vào vùng thắt lưng giúp kéo dãn dây chằng, vì thế rất hữu hiệu cho những người có nhu cầu phục hồi vùng thắt lưng dưới và cải thiện dây kinh thị lực.

Yoga mat troi chua thoat vi dia dem 3

Cách thực hiện bài tập yoga điều trị thoát vị đĩa đệm tư thế “rắn hổ mang”: Bạn nằm sấp, hai tay chống xuống sàn rồi đẩy nửa thân trên lên cao tạo thành tư thế như hình rắn hổ mang đang ngóc đầu. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện liên tục 15 - 20 lần.

Trong quá trình tập, bạn kết hợp hít vào, thở ra đều đặn để giúp điều hòa hô hấp, tăng cường hiệu quả của bài tập.

Bài tập yoga tư thế vặn mình

Động tác điều trị và chữa thoát vị đĩa đệm bằng Yoga này giúp luyện tập vùng cơ lưng rộng và các cơ liên gai đốt sống giúp cột sống mềm mại, linh hoạt hơn.

Cách thực hiện: Bạn ngồi trên sàn phẳng, một chân để thẳng, chân còn lại co lên đồng thời vắt chéo lên chân kia, một tay chống xuống sàn, tay còn lại cũng vắt chéo chân. Sau đó, bạn vặn mình ra sau, giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây. Lặp lại 4 lần rồi đổi bên.

Yoga mat troi chua thoat vi dia dem 4

Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Ngoan cũng cho biết, hiện nay có rất nhiều bài tập điều trị và chữa thoát vị đĩa đệm bằng Yoga, nhưng không phải bài tập nào cũng phù hợp. Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn những bài tập phù hợp nhất cho mình để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.

Bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm

Cây xấu hổ(trinh nữ)

Cây xấu hổ hay còn được gọi là cây trinh nữ, là một loại cây mọc ở khắp mọi nơi. Cây xấu hổ có tác dụng giống như rau chùm ngây dùng để trị những  bệnh thông kinh hoạt lạc, đau nhức xương khớp, giảm đau, phong thấp, viêm dạ dày…

Cách sử dụng bài thuốc: Lấy rễ cây xấu hổ đem đi rửa sạch, cắt nhỏ rồi phơi khô. Mỗi ngày lấy khoảng 120g sao nóng lên, sau đó tẩm một chút rượu trắng rồi lại  tiếp tục sao cho vàng lên tới khi rễ xấu hổ tẩm rượu đã khô thì dừng lại. Mỗi ngày lấy nguyên liệu đã sao được cùng với 4 chén nước đem đi sắc lấy 1 chén nước, uống 2 lần/ngày, uống khoảng 5 thang như vậy bạn sẽ thấy có hiệu quả.

Lá chìa vôi

Cây chìa vôi có tác dụng trong việc giải độc, trừ tê thấp, phong thấp, sát trùng, trị đau nhức xương khớp, bong gân… cây chìa vôi kết hợp với một số loại thảo dược khác sẽ giúp quá trình chữa bệnh thoát vị đĩa đệm trở nên đơn giàn hơn. Nếu bạn kiên trì sử dụng Một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ lá chìa vôi thì những cơn đau nhức sẽ dần dần biến mất :

Cách sử  dụng bài thuốc : Cây chìa vôi, dền gai, lá lốt, tầm gửi , mỗi vị sẽ lấy 20g. Cỏ xước lấy 30g. Tất cả nguyên liệu được rửa sạch và phơi khô. Sắc lấy thuốc uống mỗi ngày, vị thuốc này sẽ đắng nhẹ, thơm, bạn có thể sử dụng uống thay nước lọc. Những thảo dược này hoàn toàn lành tính và không gây tác dụng phụ, vậy nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng.

Lá lốt

Là lốt thường được sử dụng như một loại thực phẩm trong những bữa ăn hàng... Thế nhưng lá lốt còn là một vị thảo dược quý chữa được nhiều bệnh. Trong Đông y lá lốt có vị hơi cay, tính ấm có công dụng trừ phong thấp, tê bì chân tay, giảm đau nhức, và một số bệnh ngoài da như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa...

Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt rất đơn giản, chỉ cần lấy khoảng 1 nắm lá lốt đem rửa sạch, giã nát hoặc xay vắt lấy nước uống mỗi ngày. Bạn cũng có thể kết hợp thêm ngâm chân bằng nước lá lốt nấu. Những cơn đau nhức của bệnh sẽ giảm nhanh và được cải thiện đáng kể nếu bạn kiên trì áp dụng cách trên.

Cây cỏ xước

Cách 1:

Cây cỏ xước được rửa sạch và phơi khô, sau đó sắc lấy nước uống mỗi ngày, cũng có thể uống thay nước lọc, uống cho đến khi nước thuốc cỏ xước loãng ra thì dừng lại. Đây là một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả đơn giản, nguyên liệu lành tính, nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Cách 2:

Bạn lấy khoảng 20g rễ cỏ xước, 12g thiên niên kiện, 16g lá lốt, 12g củ ráy sao vàng, 12g cẩu tích, 12g tô mộc, 16g đỗ trọng, 12g ngải cứu, 12g lá thông, 20g ý dĩ, tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi sắc với 6 bát nước, sắc đến khi còn khoảng 2 bát thuốc, uống 2 lần một ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc khoảng từ 14-15 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt mà bài thuốc mang lại.

Cây dền gai

Cách sử dụng bài thuốc : Cây dền gai đem rửa sạch, phơi khô, sắc lấy nước uống mỗi ngày thay cho nước lỏng. Nước này khá dễ uống có vị đắng ngọt và thanh mát. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp dền gai cùng một số thảo dược khác để sắc lấy nước uống mang lại hiệu quả không kém như là ngải cứu, cỏ xước, lá lốt. Cây dền gai được biết đến là một bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiểu quả, chỉ cần bạn kiên trì áp dụng thì tình trạng bệnh sẽ cải thiện đáng ngạc nhiên.

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cổ

Bài tập 1 (Kéo giãn cơ thang): Thực hiện động tác nghiêng cổ qua trái, giữ nguyên tư thế nhẹ nhàng trong 10 giây, lặp lại cho bên còn lại. Đặt tay trái lên đầu để tạo thêm áp lực rồi kéo đầu về phía vai trái cho đến khi bạn cảm thấy phần cổ bên phải được kéo giãn, giữ trong 10 giây. Trở lại tư thế bắt đầu và lặp lại vài lần mỗi bên.

Bài tập 2 (Kéo giãn cơ cổ sau): Gập cổ về phía trước, cằm hướng về phía ngực, giữ nhẹ nhàng trong 10 giây.

Bài tập 3 (Xoay cổ): Xoay cổ một vòng từ trái qua phải đến khi bạn cảm thấy cổ được kéo giãn. Thực hiện 5 lần mỗi hướng (trái - phải, phải - trái).

Bài tập 4 (Tăng cường kháng cự ở cổ): Đặt tay lên trán, đẩy đầu về phía kháng cự của tay, giữ trong 10 giây và thực hiện 3 lần. Đặt tay phải lên bên phải của đầu, đẩy đầu về phía kháng cự của tay theo biên độ ngang, giữ trong 10 giây và thực hiện 3 lần.

Bài tập 5 (Tăng cường các nhóm cơ ở cổ): Nằm tựa lưng, cúi cằm về phía ngực, giữ trong 7 giây và thực hiện 3 lần.

Nguồn bài viết:https://yhoccotruyensaigon.com/thoat-vi-dia-dem-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-dau-hieu-951.html

Tham khảo:

  1. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/herniated-disk/symptoms-causes/syc-20354095
  2. https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Herniated-Disc
  3. https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/herniated-disk-in-the-lower-back/
  4. https://www.webmd.com/pain-management/treatments-for-herniated-disk
  5. https://www.medicalnewstoday.com/articles/191979.php
TẠO BỞI KHÁNH NÒI
© 2014 DOLUONG321